-A

+A

Hậu Giang ban hành Kế hoạch Phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
(09:53 05/07/2022)
Ngày 04/7/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về Phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày 24/6/2022, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số trong kỷ nguyên công nghệ 4.0”

 

Kế hoạch ban hành nhằm phát triển kinh tế số giúp người dân phát triển kinh tế, góp phần tạo nền móng vững chắc để Hậu Giang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Đồng thời, phát triển xã hội số giúp người dân tham gia các hoạt động xã hội toàn diện, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi, góp phần đưa Hậu Giang trở thành địa phương số an toàn, nhân văn và rộng khắp.

 

Theo Kế hoạch đưa ra mục tiêu Phát triển Kinh tế số đến năm 2025 về tỷ trọng:kinh tế số đạt 20% GRDP; kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%. Tỷ lệ: doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%. Đến năm 2030 tỷ trọng:kinh tế số đạt 30% GRDP; kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Tỷ lệ: thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%; doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%; doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.

 

Song song đó, với Phát triển xã hội số Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025 về tỷ lệ: dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%; người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%, người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%; dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%; dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%; người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%; các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.Cùng với đó, mục tiêu cơ bản đến năm 2030tỷ lệ: dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%; dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 95%; dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 70%; người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%. hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%; người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%; dân số trưởng thành dùng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 70%; dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 50%; người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%; các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%; các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%.

 

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

Lê Như